Khí gas mùi gì, có hại không?

Ở bài viết ngày hôm nay, Sửa bếp gas sẽ giải đáp về mùi của khí gas cũng như tác hại khi hít phải khí gas.

Tham khảo thêm:

>> Một số điều bạn nên nhớ khi mua bếp gas công nghiệp

Nhận biết khi gas dân dụng qua mùi

Trong quá trình nấu nướng, thường sẽ xuất hiện hiện tượng gas bị thoát ra hoặc rò rỉ ra ngoài môi trường. Khi đó, bạn có thể cảm nhận mùi khó chịu từ bình gas. Vậy, khí gas này có mùi gì?

Điều này là điều không phải tất cả các bà nội trợ đều biết, đó là ở trạng thái nguyên thể, khí gas không có mùi và không màu, cũng nặng hơn không khí. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng, các nhà sản xuất thường thêm vào một số chất tạo mùi để người dùng có thể phát hiện khi có sự rò rỉ gas.

Nếu trong không gian bếp của bạn có mùi khó chịu bất thường, như mùi bắp cải thối hoặc trứng thối, thì nên kiểm tra bình gas ngay lập tức. Nếu phát hiện có sự rò rỉ, hãy nhanh chóng đóng van gas, mở cửa để thông thoáng và di chuyển ra khỏi khu vực đó để đảm bảo an toàn. Lưu ý không được sử dụng bất kỳ thiết bị nào có tạo ra tia lửa điện, vì điều này có thể làm tăng nguy cơ cháy nổ.

Khí gas độc đến mức nào?

– Ảnh hưởng đến hệ hô hấp: Khí gas có thể gây nhiều tổn thương cho hệ hô hấp của con người khi tiếp xúc lâu dài. Ở nồng độ dưới 0.1%, gas không gây nguy hiểm cho người tiếp xúc. Tuy nhiên, khi xảy ra rò rỉ, nồng độ gas vượt quá giới hạn này, người tiếp xúc sẽ bắt đầu có các triệu chứng như khó thở, choáng nhẹ và dần dần tiến triển đến ngạt thở, suy hô hấp do thiếu oxy nghiêm trọng.

– Ảnh hưởng trực tiếp đến mắt: Khi gas tồn tại dưới dạng khí, thường không gây ra ảnh hưởng đáng kể đối với mắt. Tuy nhiên, khi gas chuyển sang trạng thái lỏng, nếu lượng gas quá lớn, có thể gây đóng băng và gây mù tạm thời cho mắt. Mặc dù hiếm khi xảy ra, nhưng vẫn cần chú ý để phòng tránh.

– Ảnh hưởng liên quan đến da: Trong trường hợp gas chuyển từ khí sang trạng thái lỏng, có thể gây ra bỏng lạnh cho da. Các triệu chứng như cảm giác nhói, ngứa và tê cóng có thể xuất hiện ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, trong các trường hợp nghiêm trọng, bỏng có thể gây đau rát, khó chịu, sưng tấy và có thể dẫn đến hoại tử.

– Ảnh hưởng đến hệ thần kinh: Tiếp xúc với khí gas lâu dài có thể gây nghẽn mạch và làm giảm hoạt động của não bộ.

Trên đây là giải đáp của chúng tôi để bạn đọc có thể hiểu thêm về khí gas và sử dụng an toàn, hiệu quả loại nhiên liệu này.