Bạn sẽ chuyên nghiệp như thợ sửa bếp gas nếu biết những thông tin này

Một thợ sửa bếp gas chuyên nghiệp biết những gì mà chúng ta không biết? Cùng tham khảo ngay thông tin chia sẻ của suabepgas.com dưới đây để trang bị thêm cho mình những kiến thức hữu ích bạn nhé.

Tham khảo thêm:

>> Bếp gas bị nhỏ lửa? Xem ngay để khắc phục

>> Ưu, nhược điểm của bếp gas Paloma

Các bộ phận quan trọng của bếp gas

Hằng ngày khi nấu nướng, chúng ta vẫn làm việc với bếp gas nhưng hầu hết người dùng đều không biết cấu tạo của bếp (trong khi các thợ sửa bếp chuyên nghiệp thì không xa lạ gì). Vậy bếp có cấu tạo gồm những bộ phận nào?

– Hệ thống đánh lửa: Bếp gas có thể được trang bị hệ thống đánh lửa magneto (đánh lửa bằng lực cơ) hoặc hệ thống đánh lửa IC (sử dụng IC khuếch đại dòng điện tạo tia lửa).

Cấu tạo bếp
Cấu tạo bếp

– Họng lửa (mâm chia lửa): Còn gọi là đầu đốt, bát chia lửa, là bộ phận quyết định tới khả năng hoạt động của bếp. Mâm chia lửa của bếp thông thường có thể làm bằng đồng hoặc hợp kim gang đúc + đồng. Với bếp gas hồng ngoại thì mâm chia lửa làm bằng gốm ceramic, truyền nhiệt bằng phát xạ hồng ngoại.

– Thân bếp (giá đỡ của bếp): Là bộ phận đỡ kiềng bếp, mâm chia lửa, họng chia lửa,… Đây cũng là bộ phận chịu lực lớn nhất của bếp.

– Kiềng bếp: Có thể làm bằng gang đúc, thép phủ men,… Nó làm nhiệm vụ nâng đỡ nồi nấu.

– Họng chia gas: Có thể làm từ thép hoặc gang đúc. Họng thép có chi phí sản xuất thấp và độ bền cao nên đang được sử dụng khá rộng rãi hiện nay.

Đặt bếp – sử dụng bếp gas đúng cách

Thợ sửa bếp gas chắc chắn là những người nắm được cách lắp đặt và sử dụng bếp gas đúng chuẩn. Đó là:

Cách lắp đặt bếp
Cách lắp đặt bếp

– Đặt bếp ở nơi thông thoáng nhưng cần tránh bị gió lùa trực tiếp để tránh hao tốn nhiệt lượng, giúp tiết kiệm gas hiệu quả hơn.

– Nên đặt bình gas theo chiều thẳng đứng, thấp hơn bếp và nên cách bếp khoảng 1,5m.

– Để dây dẫn gas từ bình tới bếp không bị xoắn, vặn để dẫn lượng gas đều, ổn định. Dây dẫn gas không được chạm vào các bộ phận khác của bếp hoặc bị kẹt dưới các bộ phận này, tránh bị nứt hoặc thủng.

– khi nấu ăn nên tránh để thức ăn trào ra bếp, nếu có thì cần lau chùi ngay để tránh làm han gỉ, kéo dài tuổi thọ của khay bếp.

– Khóa van bình gas sau khi nấu nướng để tránh hao hụt gas, hạn chế rò rỉ gas gây cháy nổ.

– Không bật quạt chiếu thẳng vào bếp gas để tránh làm tạt lửa, khiến nhiệt lượng không tập trung vào dưới đáy nồi, gây tốn gas.

– Khi nấu nướng xong bếp còn nóng, không nên đụng vào kiềng bếp để tránh bị bỏng.

– Khi thấy ngọn lửa cháy bất thường: Lửa đỏ, nhỏ, có tiếng kêu, lửa không đều,… thì nên khóa bình gas, tắt bếp để kiểm tra và sửa chữa.

– Tuyệt đối không ra ngoài khi đang sử dụng bếp gas.

– Khi phát hiện gas bị rò rỉ hoặc các hiện tượng không an toàn về gas thì nên gọi thợ sửa bếp gas tới kiểm tra, khắc phục.

Nắm được và làm theo những hướng dẫn trên sẽ giúp chúng ta sử dụng gas an toàn, hiếm khi phải nhờ tới sự trợ giúp của các thợ sửa bếp gas.